GIỚI THIỆU CHUNG

   Địa chỉ:  183 Lý Thường Kiệt - TT Vạn Giã - Vạn Ninh - Khánh Hòa

Email:  c2aco.vn@khanhhoa.edu.vn

Điện thoại: 0258.3913456

  1. Giới thiệu chung

Trường THCS Âu Cơ được thành lập từ năm học 2001-2022  theo Quyết định  số 782/QĐ- UBND ngày 19/8/2021 của UBND huyện Vạn Ninh về việc thành lập trường THCS Âu Cơ.

Trường là đơn vị trực thuộc UBND huyện và Phòng GD&ĐT Vạn Ninh; địa điểm tổ dân phố 8, thị trấn Vạn Giã; với tổng diện tích hiện có của trường là: 2945,5m2, bình quân 3,99m2/HS; khu sân chơi, bãi tập có diện tích 1253.0m2; thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh bậc trung học cơ sở, thực hiện phổ cập giáo dục, giáo dục toàn diện góp phần vào sự phát triển của ngành giáo dục huyện Vạn Ninh cũng như  nâng cao trình độ dân trí của thị trấn Vạn Giã.

Trong quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển, nhà trường luôn hướng tới để trở thành địa chỉ tin cậy của phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương, kết quả đạt được:

- Về cơ sở vật chất:

  + Tổng số phòng học: 14 phòng/ 18 lớp;

  Phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm- thực hành: 01 phòng tin học; 01 phòng Âm nhạc (sử dụng phòng học); 01 phòng thực hành môn khoa học tự nhiên; 01 phòng giảng dạy Ngoại ngữ.

Số phòng học đủ để đáp ứng được nhu cầu cơ bản của việc nâng cao chất lượng và đổi mới giáo dục. Bàn ghế HS và bàn ghế GV được trang bị đầy đủ.

  + Khu hành chính: 13 phòng, trong đó: Phòng Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, văn thư, kế toán, thư viện ( phòng đọc GV, HS, kho), y tế, thiết bị, tư vấn học đường, công đoàn- chi bộ, công tác đội, hội đồng giáo viên, truyền thống và nhà đa năng.

  + Công trình phụ:  nhà xe GV: 01; nhà xe HS: 02, công trình vệ sinh: 04.

  + Trang thiết bị- phương tiện dạy học và làm việc: Đồ dùng dạy học các khối lớp: khối lớp 6 đầy đủ; khối 7, 8, 9 thiếu nhiều. Máy vi tính sử dụng giảng dạy bộ môn tin học cho học sinh: 20 bộ; 04 ti vi và 01 đèn chiếu thực hiện ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Máy vi tính sử dụng làm việc: 07 máy, 01 láp tóp và 04 máy in.

 + Sách giáo khoa, sách tham khảo và truyện đọc: Sách giáo khoa khối lớp 6: 65 quyển; khối 7: 56 quyển; khối 8, 9: không; Sách tham khảo, truyện đọc: 1047 bản.

 - Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:

Đội ngũ toàn trưởng

Số lượng/ nữ - tỉ lệ GV/ lớp

Trình độ chuyên môn- tỉ lệ

Trình độ tin học

- ngoại ngữ

Đại học

Cao đẳng- TC

Không đào tạo

Tin học

Ngoại ngữ

CBQL

02/00 nữ

02/00 nữ

- 100%

 

 

02(01CCA; 01 CĐ)

01 Tiếng Anh B

Giáo viên

-36/28 nữ

- 2,0 GV/lớp

32/25 nữ

- 88,88%

04/03 nữ

- 11,11%

 

36 (33 CCA; 01 CCB;02 CĐ)

24 Tiếng Anh B; 05 Đại học

Nhân viên

- Nhân viên văn phòng: 03/01 nữ;

- HĐ 68: 04/02 nữ

 

03/01 nữ (02 CĐ, 01 TC)

 

 

 

 

04/02 nữ

02 CCA

02 Tiếng Anh B

Toàn trường

45/32 nữ

34/25 nữ

07/04 nữ

04/02 nữ

40 (36 CCA; 01 CCB;03 CĐ)

27 Tiếng Anh B; 05 Đại học

 Cuối năm học 2021-2022, 100% VC được đánh giá xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và 100% CBQL, GV  xếp loại khá, tốt chuẩn nghề nghiệp.

- Về chất lượng giáo dục học sinh:  trường  luôn quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho HS; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá phù hợp các đối tượng HS khác nhau. Chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc việc đánh giá HS đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của HS. Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả HS: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập,….Tiếp tục xây dựng phong trào HS giỏi trong nhà trường, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm của đội ngũ GV. Chỉ đạo GV giảng dạy các bộ môn tiến hành phân loại, phát hiện và chọn HS giỏi để bồi dưỡng liên tục trong  năm học từ lớp 6 đến lớp 9. Tiếp tục hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học; tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho HS. Vì thế kết quả học sinh lên lớp thắng trong năm học 2021-2022 đạt 98,2%, tốt nghiệp THCS 100%; hạnh kiểm 100% trung bình trở lên, không có học sinh yếu.

          - Thành tích nổi bật của nhà trường trong năm học 2021-2022:

          Đạt danh hiêu tập thể Lao động tiên tiến theo Quyết định số 1565/QĐ-UBND ngày 19/8/2022 của UBND huyện Vạn Ninh.

           Đạt danh hiêu tập thể Lao động xuất sắc theo Quyết định số 2394/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa.

2. Thực trạng của nhà trường

2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh

- Năm học 2022-2023, toàn trường có 733 học sinh, được chia 18 lớp. Số học sinh trong mỗi lớp đảm bảo theo qui định tại Thông tư số 32/2020/TT- BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Nhà trường xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho CBQL- GV- NV vận động cha mẹ học sinh nhằm đảm bảo tất cả học sinh trên địa bàn thị trấn Vạn Giã được tuyển sinh vào lớp 6 đạt 100%. Đồng thời thực hiện nghiêm túc, đúng quy định việc phân tuyến và tổ chức tuyển sinh, đảm bảo chỉ tiêu huy động học sinh.

- Số liệu về học sinh, số lớp năm học 2022-2023 như sau:

 

Nội dung số liệu

Số lượng

1. Tổng số học sinh

733

- Nữ

361

- Dân tộc

00

- Khối lớp 6

267

- Khối lớp 7

163

- Khối lớp 8

166

- Khối lớp 9

137

2. Tổng số tuyển mới

271

3. Học 2 buổi/ngày

137

4. Bình quân số học sinh/lớp học

41

5. Số lượng và tỉ lệ % đi học đúng độ tuổi

100%

 - Nữ

100%

 - Dân tộc thiểu số

00

6. Tổng số học sinh giỏi cấp huyện/tỉnh (nếu có)

07

7. Tổng số học sinh giỏi quốc gia (nếu có)

/

8.Tổng số học sinh thuộc đối tượng chính sách

67

- Nữ

29

- Dân tộc

0

9.Tổng số học sinh (học sinh) có hoàn cảnh đặc biệt- HS khuyết tật

07

2.2.  Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên luôn thực hiện tốt nội quy của trường, quy chế của ngành,  Điều lệ trường trung học cơ sở; thực hiện tốt cuộc vận động  “hai không” và phong trào thi đua “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các lớp học nâng chuẩn, đưa ra các biện pháp để phát huy năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Số liệu về trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên năm học 2022-2023 như sau:

Đội ngũ toàn trưởng

Số lượng/ nữ - tỉ lệ GV/ lớp

Trình độ chuyên môn- tỉ lệ

Trình độ tin học

- ngoại ngữ

Đại học

Cao đẳng- TC

Không đào tạo

Tin học

Ngoại ngữ

CBQL

02/00 nữ

02/00 nữ

- 100%

 

 

02(01CCA; 01 CĐ)

01 Tiếng Anh B

Giáo viên

35/27 nữ

- 2,0 GV/lớp

34/26 nữ

- 88,88%

01/01 nữ

- 11,11%

 

35 (33 CCA; 01 CCB;02 CĐ)

24 Tiếng Anh B; 05 Đại học

Nhân viên

- Nhân viên văn phòng: 03/01 nữ;

- HĐ 68: 04/02 nữ

 

03/01 nữ (02 CĐ, 01 TC)

 

 

 

 

04/02 nữ

02 CCA

02 Tiếng Anh B

Toàn trường

44/30 nữ

36/26 nữ

04/02 nữ

04/02 nữ

40 (36 CCA; 01 CCB;03 CĐ)

27 Tiếng Anh B; 05 Đại học

 

2.3. Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục và kết quả chăm sóc giáo dục

a) Thực hiện Chương trình giáo dục

- Tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông theo đúng kế hoạch giáo dục của nhà trường đề ra (theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/6/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình giáo dục phổ thông và công văn số 3280/BGDĐT- GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT).

   Thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường,… nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, vận dụng những vấn đề đã học được để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương.

  Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, căn cứ vào điều kiện văn hoá của địa phương và khả năng học sinh của nhà trường để xây dựng kế hoạch giáo dục từng năm học cho phù hợp, trong đó chú trọng đến tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động các câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm...để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

- Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: tăng cường tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả trên lớp và ngoài lớp học.

- Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá

Thực hiện nghiêm việc đánh giá, xếp loại học sinh THCS theo quy định của Bộ GDĐT tại Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020; Thông tư số 22/2021/TT- BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành quy định đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Tổ chức thực hiện nghiêm việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực học sinh các cấp học theo quy định tại Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ GDĐT.

Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: Đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Tăng cường chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy học, giáo dục

Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện từng bước cấu trúc nội dung, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Tăng cường các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường thông qua hội nghị, hội thảo, học tập, giao lưu giữa các nhà trường. Tăng cường tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn trên mạng "Trường học kết nối".

Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công tác quản lý hoạt động dạy học, giáo dục của các nhà trường theo quy định hiện hành.

b) Tổ chức các hoạt động khác

- Tiếp tục triển khai và ký cam kết thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”,“Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”;“Dân số kế hoạch hóa gia đình”;“Gia đình nhà giáo văn hoá”;“An toàn giao thông”...

- Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghê, TD-TT,... do các cấp tổ chức.

- Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục. Huy động 100% học sinh được xét tuyển lớp 6 ra lớp. Duy trì, giữ vững đạt chuẩn PCGDTHCS.

- Tham gia các phong trào thi đua các cấp tổ chức.

- Thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra nội bộ trong nhà trường (theo Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vức giáo dục).

- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ (theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/9/1998;  Quyết Định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày1/3/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở); Quy chế chi tiêu nội bộ.

- Thực hiện tốt Quy chế công khai: Công khai tài chính, Công khai chất lượng đội ngũ, công khai cam kết chất lượng giáo dục (theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân).

- Tham gia sinh hoạt các đoàn thể: Công đoàn, Chi đoàn và các hoạt động địa phương tổ chức như văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân; tuyên truyền giáo dục pháp luật...

2.4. Cơ sở vật chất; thư viện; trang thiết bị, đồ dùng, thiết bị TDTT trên sân

- Trường THCS Âu Cơ có 01 điểm trường, với tổng diện tích 2945,5m2, có tường rào, cổng trường, biển tên trường đầy đủ.

- Phòng học có đủ bàn ghế giáo viên, học sinh, hệ thống chiếu sáng, thoáng mát; có 02 phòng học bộ môn giảng dạy Âm nhạc, Tin học, Tiếng Anh; 01 phòng thí nghiệm- thực hành: Sinh - Hóa.

- Khối phòng hành chính- quản trị: 01 phòng Hiệu trưởng, 01 phòng Phó Hiệu trưởng, 01 phòng Kế toán, 01 phòng Y tế, 01 phòng Văn thư, 01 phòng thường trực Bảo vệ, 01 phòng Thiết bị, 01 phòng Hội đồng giáo viên, 01 phòng Chi bộ- Công đoàn và tư vấn tâm lý học sinh. Tuy nhiên khối phòng hành chính (Phòng PHT, Công tác đội, văn thư, thiết bị) xây dựng lâu năm đã xuống cấp, phòng y tế nhỏ hẹp nên gặp khó khăn khi cùng lúc có nhiều học sinh cần sơ cứu ban đầu.

 

Nội dung số liệu

Số lượng

1. Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập

24

a) Phòng học

14

- Phòng kiên cố

14

- Phòng bán kiên cố

0

- Phòng tạm

0

b) Phòng học bộ môn

04

- Phòng kiên cố

04

- Phòng bán kiên cố

0

- Phòng tạm

0

c) Khối phục vụ học tập

2

- Phòng kiên cố

2

- Phòng bán kiên cố

0

- Phòng tạm

0

2. Khối phòng hành chính- quản trị

07

- Phòng kiên cố

07

- Phòng bán kiên cố

0

- Phòng tạm

0

3. Thư viện

01

4. Các công trình khối phòng chức năng khác

01

          - Đồ dùng, thiết bị TDTT trên sân được trang bị đạt từ 80% trở lên; xây dựng khu phát triển thể lực cho HS; trang bị máy tính, máy chiếu đầy đủ  trong các buổi tuyên truyền và các hoạt động giáo dục.

- Nhà trường có hệ thống kết nối Internet, wifi đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành và công tác giáo dục học sinh.

2.5. Quản lý hành chính, tài chính và tài sản

          - Nhà trường có đầy đủ hồ sơ sổ sách phục vụ hoạt động giáo dục học sinh theo quy định của Điều lệ trường THCS, gồm những loại hồ sơ theo quy định: Hồ sơ quản lý học sinh; hồ sơ quản lý nhân sự; hồ sơ quản lý chuyên môn; sổ lưu trữ các văn bản, công văn; hồ sơ quản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài chính và các loại hồ sơ khác… Các loại hồ sơ được nhà trường lưu trữ đầy đủ, khoa học theo qui định.

- Quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính, tài sản, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục. Nhà trường đã lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính, tài sản theo đúng chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước. Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị được xây dựng dân chủ, rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành. Mỗi học kỳ công khai tài chính trong cuộc họp hội đồng nhà trường, hội nghị cán bộ, viên chức để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên biết và tham gia giám sát, kiểm tra. Công tác thực hiện tự kiểm tra tài chính được nhà trường thực hiện hàng tháng và báo cáo tài chính theo qui định của cấp trên, kiểm kê tài sản theo đúng qui định 01lần/năm.

- Việc quản lý sử dụng tài chính và tài sản đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả, nhằm phục vụ tốt các hoạt động giáo dục học sinh ngày càng tốt, đưa nhà trường ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước.

- Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng  giáo dục học sinh tại đơn vị.

          2.6. Quan hệ giữa nhà trường, địa phương, các đoàn thể và xã hội

          - Tham mưu Đảng uỷ  về công tác tạo nguồn và phát triển đảng viên trong đơn vị.

- Tham mưu chính quyền địa phương ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo PCGDTHCS, phối hợp thực hiện công tác phòng, chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai...

          - Phối hợp các ban ngành, đoàn thể địa phương huy động học sinh bỏ học ra lớp; Ban công an, Ban nhân dân các tổ dân phố giữ gìn an ninh trật tự ngoài nhà trường; trạm y tế thị trấn tuyên truyền VSATTP, KHHGĐ và phòng chống các dịch bệnh ở học sinh;…

 - Vận động các doanh nghiệp tư nhân, các mạnh thường quân trong và ngoài địa bàn thị trấn, Ban đại diện CMHS hỗ trợ kinh phí trong các Hội thi của học sinh tạo thêm phần trang trọng và có ý nghĩa.

3. Xác định các vấn đề ưu tiên

- Tập trung các giải pháp tích cực duy trì giữ vững số lượng học sinh trong nhà trường.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục trung học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm; đẩy mạnh triển khai giáo dục STEM; chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.

- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có đủ năng lực và tâm huyết thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của nhà trường trong giai đoạn mới.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy-học và công tác quản lý phù hợp, thiết thực theo hướng ngày càng tiếp cận công nghệ mới để nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả công tác.

- Thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện  Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”.

- Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tích cực.

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp các công trình, duy tu sửa chữa hạn chế xuống cấp, tăng cường trang thiết bị dạy học, thực hành bộ môn và phương tiện công nghệ cao, xây dựng phòng học, phòng thí nghiệm- thực hành, phòng tin học và nhà đa năng.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, thu hút nguồn lực tinh thần, vật chất từ các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể ... cha mẹ học sinh và nhân dân.

4. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cơ bản

          4.1. Tầm nhìn

Trường THCS Âu Cơ là trường có chất lượng giáo dục học sinh tốt; là sự lựa chọn của các bậc cha mẹ để cho học sinh học tập và rèn luyện; là nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới tương lai; đào tạo những con người mạnh khoẻ về thể chất, mạnh mẽ về trí lực, đáp ứng được nguồn nhân lực của địa phương.

4.2. Sứ mệnh

Xây dựng một môi trường văn hóa giáo dục hiện đại, kỷ cương với đội ngũ nhà giáo tâm huyết, đoàn kết nhất trí để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ.

4.3. Các giá trị cơ bản  

            - Tinh thần trách nhiệm

            - Tinh thần hợp tác

            - Tính trung thực

            - Lòng tự trọng

- Tinh thần đoàn kết

- Tinh thần cầu tiến

- Tính sáng tạo

- Lòng nhân ái.

5. Mục tiêu kế hoạch chiến lược

5.1. Mục tiêu chung

Xây dựng và phát triển nhà trường đáp ứng yêu cầu giáo dục của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của học sinh; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục học sinh theo hướng đạt chuẩn chất lượng giáo dục THCS; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS. Để đáp ứng được các yêu cầu đó, nhà trường phải tập trung thực hiện các mục tiêu chiến lược sau:  

- Huy động các nguồn lực phát triển.           

- Đổi mới công tác quản lý và lãnh đạo.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên.

- Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học và đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

- Xây dựng văn hoá nhà trường.

           - Huy động các nguồn lực phát triển.

          5.2. Mục tiêu cụ thể 

Các mục tiêu phấn đấu

Mục tiêu của huyện

( tỷ lệ %)

Mục tiêu của trường

( tỷ lệ %)

Năm 2023

Năm 2025

Năm 2030

Năm 2023

Năm 2025

Năm 2030

a) Về tỷ lệ huy động học sinh

 

 

 

 

 

 

- Tuyển lớp 6

 

 

 

100%

100%

100%

- Duy trì sĩ số

 

 

 

100%

100%

100%

b) Về chất lượng học sinh

 

 

 

 

 

 

- Hạnh kiểm TB trở lên

 

 

 

100%

100%

100%

- Học lực Khá; giỏi

 

 

 

50%

55%

60%

- Học lực yếu

 

 

 

4%

3%

2%

c) Về đội ngũ giáo viên

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên đạt trình độ đại học trở lên

88%

100%

100%

100%

100%

100%

 - Giáo viên đạt trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định

30%

100%

100%

100%

100%

100%

  - Giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi để trở thành giáo viên cốt cán

10%

25%

35%

10%

25%

35%

  - Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên

80%

85%

90%

100%

100%

100%

d) Về cơ sở vật chất, trường lớp

 

 

 

 

 

 

 - Phòng học kiên cố

82%

90%

95%

100%

100%

100%

 - Trường chuẩn quốc gia (ghi đạt Mức 1)

 

 

 

0

Mức

1

Mức

2

 - Trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục (ghi đạt Cấp độ ….)

 

 

 

0

Cấp độ

2

Cấp độ

3

e) Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập GDTHCS

100%

100%

100%

100%

100%

100%

6. Nhiệm vụ và giải pháp

6.1. Phát triển hoạt động giáo dục

6.1.1. Phát triển giáo dục

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường về vai trò, vị trí và sự cần thiết phải đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm đối với sự nghiệp phát triển nhà trường.   

- Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa chính quyền và Công đoàn trong nhà trường. Tăng cường kiểm tra các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý và công khai hoá, minh bạch hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Tiếp tục triển khai các chuyên đề về đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục “Lấy học sinh làm trung tâm”, kiểm tra đánh giá nhằm khắc phục những hạn chế sớm tạo ra được sự chuyển biến cụ thể về chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo của nhà trường; nâng cao chất lượng các hoạt động khám phá, trải nghiệm, thí nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động giáo dục.

6.1.2. Đảm bảo chất lượng

a) Các điều kiện đảm bảo chất lượng

- Cơ sở vật chất: Đảm bảo các phòng học, các phòng chức năng, phòng bộ môn,… đúng theo quy định tại Thông tư số 32/2020/TT- BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 13/2020/TT- BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục Đào tạo Ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Trang bị đầy đủ thiết bị đồ dùng dạy học tối thiểu theo Thông tư 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11/8/2009 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở;  Thông tư 44/2020/TT-BGDĐT ngày 03/10/2020 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 6. 

- Môi trường: quy hoạch môi trường bên ngoài, cải tạo sân chơi, tạo nhiều khu vực cho học sinh hoạt động như vườn sinh học, vườn rau, vườn cây thuốc nam, vườn hoa; khu phát triển thể lực, đầu tư các thiết bị ngoài trời để cho học sinh luyện tập TDTT.

          b) Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng

          - Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng nhiều biện pháp: dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng do các cấp tổ chức; tham gia sinh hoạt tổ, nhóm, cụm chuyên môn. Tổ chức tham quan học tập, hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu hướng dẫn KHKT. Tổ chức và tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp,...

 - Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường học, tập trung kiểm tra chất lượng giảng dạy, học tập, đổi mới phương pháp, nền nếp và kỹ năng sử dụng phương tiện, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, chất lượng học tập và tiếp thu, vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng của học sinh, kiểm tra chặt chẽ việc kiểm tra, chấm bài, đánh giá, xếp loại học sinh.

- Quan tâm xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động và nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng “Lấy học sinh làm trung tâm”, phát huy tính tính cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.

c) Các hoạt động đảm bảo chất lượng

- Xây dựng nền nếp học tập nghiêm túc đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Thực hiện đổi mới hoạt động đánh giá học sinh.

- Tích cực đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.

- Tăng cường tính hợp tác trong toàn hội đồng sư phạm để tăng hiệu quả đổi mới, góp phần xây dựng môi trường thân thiện, văn hoá hợp tác của nhà trường.

- Thực hiện đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định mới.

- Tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt ngoại khoá theo kế hoạch và quy định của trường, của ngành. Triển khai đến giáo viên thực hiện việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống, lồng ghép nội dung giáo dục An toàn giao thông, bảo vệ môi trường,… đưa nội dung “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào các hoạt động giáo dục.    

- Phát huy vai trò của Ban đại diện CMHS, cha mẹ học sinh các lớp ủng hộ vật chất góp phần trong công tác chăm sóc, giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao.

          d) Hoạt động tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục

          - Tự đánh giá hàng năm theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Thu thập đầy đủ các nguồn thông tin làm minh chứng cho từng tiêu chí và có mã hoá đầy đủ.

- Theo dõi, kiểm tra đánh giá chất lượng công tác quản lý, công tác chăm sóc giáo dục học sinh.

6.2. Phát triển đội ngũ

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; đảm bảo chất lượng: có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản; có phong cách sư phạm mẫu mực. Mỗi một thành viên đều có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; tạo sự  đoàn kết thân ái, xây dựng môi trường thân thiện.

- Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn có chất lượng; tổ chức tập huấn và phát huy hiệu quả các chuyên đề chuyên môn; đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện các đề tài sáng kiến. Phân công, sử dụng đội ngũ hợp lý, phát huy hết khả năng và thế mạnh của từng giáo viên.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên học tập nâng cao trình độ đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019, phấn đấu đến năm 2025 trường có 100% CBQL- GV đạt trình độ đại học.

- Xây dựng nhà trường văn hoá, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Đổi mới công tác quản lý giáo dục trong nhà trường: Thực hiện công bằng, dân chủ, công khai trong quá trình quản lý; thực hiện phân cấp trong quản lý nhà trường và quản lý chuyên môn; thực hiện công tác quản lý một cách sáng tạo, phát huy được khả năng của giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng và phát triển nhà trường; sử dụng các phương tiện thiết bị công nghệ thông tin trong quản lý hành chính và công tác giáo dục học sinh.

Quản lý các tổ chức đoàn thể và hội đồng trong nhà trường; phát huy tốt vai trò và tổ chức hoạt động có hiệu quả.

6.3. Cơ sở vật chất; trang thiết bị, đồ dùng dạy học

- Huy động các nguồn lực ngân sách và ngoài ngân sách xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng thiết bị theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đạt chuẩn quốc gia.

- Bảo quản và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và các trang thiết bị, đồ dùng để phục vụ cho hoạt động giáo dục học sinh và các hoạt động giáo dục khác.

- Lưu trữ các hồ sơ, sổ sách về cơ sở vật chất đầy đủ và khoa học.

- Hạng mục đầu tư xây dựng giai đoạn 2021-2025: tích cực tham mưu UBND huyện và Phòng GD&ĐT Vạn Ninh đưa vào lộ trình xây dựng trong giai đoạn, cụ thể:

Đơn vị: triệu đồng

TT

Hạng mục đầu tư

Đ/v tính

Số
lượng

Diện tích (m2)

Thành tiền

năm

đầu tư

1

Phòng tin học

phòng

01

64

416

2023

2

Phòng ngoại ngữ

phòng

01

64

416

2024

3

Phòng thực hành

phòng

02

128

832

2024

4

Phòng học

phòng

06

512

3328

2025

5

Nhà đa năng

phòng

01

200

1.200

2025

 

Ban giám hiệu Trường THCS Âu Cơ